BỐI CẢNH CAO SU TIỂU ĐIỀN :
Sản lượng cao su tiểu điền hiện nay cao hơn của VRG, nguồn sản lượng này không được kiểm soát chất lượng theo bất kỳ tổ chức nào. Nhỏ lẻ, tự phát, tự kinh doanh, nhà vườn (chỉ người nông dân trồng và khai thác mủ cao su cá thể) do có sản lượng quá ít (từ vài sào cho đến 100 ha) nên không thể thực hiện được việc sơ chế mủ cao su của mình khai thác được (muốn làm được nhà máy sơ chế nhà vườn tập hợp số lượng trên 1000 ha, thực hiện), vì tính chất đặc biệt này nên hình thành một dạng khác là "thương lái". Thương lái có xe tải, họ làm công tác trung gian vận chuyển cao su của nhà vườn đến các cơ sở sơ chế "Nhà máy chế biến", dần dần do mua bán quen biết "có trước có sau" mà các nhà máy chế biến không thể mua trực tiếp của nhà vườn được mà phải thông qua thương lái. Ở đây không đặt vấn đề kinh tế, về thuế mà đơn thuần về mặt kỹ thuật và chất lượng của cao su tiểu điền.
CON ĐƯỜNG ĐI CAO SU TIỂU ĐIỀN
Như vậy, cao su tiểu điền đến với nhà máy đều qua tay thương lái, (có một số ít nhà máy tự cung cấp nguyên liệu như các nhà máy của VRG nhưng rất ít) để có lợi nhuận nhiều, ngoài sự chênh lệch về giá, thương lái luôn tìm cách làm sai biệt về khối lượng.
- Thương lái mua của nhà vườn khi đo hàm lượng TSC% (quen gọi là độ), TSC% được tính theo công thức lấy trọng lượng mủ mẫu nước(sau khi nướng) chia cho trong lượng mủ mẫu (trước khi nướng), nhân cho 100. Ở đây khi thương lái mua của nhà vườn thì họ đong bằng ống lường nên số chia là thể tích nhỏ hơn trọng lượng bằng chính tỷ trọng của mủ cao su thường là 0.96. Khi vào nhà máy theo cách tính của nhà máy thì mủ mẫu là số chia được cân bằng trọng lượng. Vì vậy theo cách tính như vậy thương lái đánh cắp của nhà vườn số lượng phần trăm bằng đúng sự chêch lệch tỷ trọng. Nhưng ngày nay đa phần nhà vườn họ cũng đã biệt và có nơi cũng đã khắc phục được điều này. Để giúp cho nhà vườn và các nhà máy có thêm điều kiện để quy đổi từ TSC% sang DRC% ít sai biệt hơn tác giả có bảng quy đổi với 2 số lẻ. BẢNG QUY ĐỔI TỪ TSC% SANG DRC% CÓ 2 SỐ LẺ = "Xem"
- Để làm chênh lệch về khối lượng hơn nữa thương lái sẳn sàng cho bất cứ thứ gì có thể đánh lừa được nhà máy để là tăng khôi lượng giả. Chúng ta biết bất kỳ vậ lạ nào kể cà hóa chất khi cho vào cao su đều ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất lý hóa của cao su, cho nên việc làm giả khối lượng này kết quả là cao su có chất lượng kém. Một số chất người ta cho vào cao su để làm giả khối lượng như: Đường, vôi, thạch cao, bùn của sản xuất cao su ly tâm ... kết hợp với thời điểm để vượt qua sự kiểm soát của nhà máy.
Như vậy chúng ta đã rõ, cao su từ trong cây ở nhà vườn luôn có chất lượng tốt, các dòng vô tích của nhà vườn cũng được xuất phát từ VRG và cũng thường xuyên được cập nhật, vậy chất lượng cao su tiểu điều xấu là do lợi nhuận mà người ta đã cố tình làm xấu nó. Nguyên nhân làm xấu chất lượng của cao su tiểu điều đã rõ nhưng để khắc phục thì thật là khó.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Khi chúng ta đã cho vào cao su bất cứ thứ gì, chúng nhanh chóng tràn ra hòa trộn với cao su, vì vậy việc lấy ra những thứ mà người ta bỏ vào, có thể biết được chất người ta bỏ vào là gì thì việc lấy ra cũng rất khó khăn có khi còn bất khả thi, huống chi người bỏ vào cố tình giấu thì việc phát hiện để lấy ra cực kỳ khó khăn, thậm chí biết họ bỏ vào thứ gì để ngăn chặn đã là khó khăn rồi, cần phải có kiến thức và kinh nghiệm mới biết được, tuy nhiên cũng không phải là biết tất cả. Cho nên theo ý của tác giả thì nên tìm biện pháp để ngăn chặn việc cho vật lạ vào cao su để làm giả khối lượng hơn là tìm biện pháp lấy nó ra.
1. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy của VRG cũng như của tiểu điền, cần phải được bảo quản và giữ cho sạch theo đúng quy định. Ngay như các nhà máy thuộc VRG việc bảo quản nguyên liệu mủ nước latex cũng không giống nhau, thông thường có hai loại là NH3 và Na2SO3, acid boric tuy nhiên còn nhiều loại bảo quản tích cực khác dùng để chế biến một số sản phẩm cao cấp. Các nhà máy tiểu điền đa số sử dụng NH3, do phải vận chuyển xa và thường phải lưu trữ thời gian dài nên họ sự dụng lượng bảo quản rất cao điều này ảnh hưởng đến chất lượng của cao su như Po và màu, cũng như phải tiêu tốn khá lớn lượng acid để tạo đông số tiền cho việc này rất lớn, nếu có kế hoạch sửa chữa vấn đề này thì nguồn tiết kiệm acid là đáng kể, còn cải thiện được chất lượng nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào hướng dẫn khuyến khích họ áp dụng.
2. Như trên đã phân tích, nguyên nhân làm giả khối lượng xuất phát từ thương lái, để khắc phục vấn đề này các nhà máy tổ chức thu mua nguyên liệu thay cho thương lái có được không? Thương lái hình thành từ những ngày đầu họ có thâm niên với nhà vườn "chia ngọt sẽ bùi, gắn chặt tình thâm" nên các tổ chức của nhà máy thu mua nguyên liệu từ nhà vườn sẽ gặp khó khăn, ví dụ có nhà máy nào tích cực nâng giá mua để mua cho được nguyên liệu từ nhà vườn thì cũng khó mua được nhiều, nếu cố gắng bỏ ra nhiều chi phí để tổ chức nhiều cụm thì có thể mua được nhiều từ nhà vườn. Nhưng liệu có bền hay không khi một ngày nào đó đã quen việc rồi thì chính những tổ chức này vì lợi nhuận họ lại trở thành thương lái khác lấy gì để quản lý họ. Sự khác biệt giữa việc thu gom nguyên liệu của VN và Thái Lan, ở Thái Lan đa phần họ sản xuất RSS, nên việc thu gom nguyên liệu như VN là không có. Nhà vườn sau khi thu mủ họ tự đánh đông và cán thành tờ phơi tự nhiên, đến kỳ các nhà máy đi thu gom về phân loại tái chế lại và xuất xưởng, còn nguyên liệu thu gom về sản xuất mủ cốm nước L, 3L như VN thì tác giả không rõ nhưng họ có quy định nghiêm về chất lượng, nếu có vấn đề gì về chất lượng là họ không mua hoặc hạ giá đồng thời không thể mang đi đâu được vì không nhà máy nào chấp nhận, điều này trái ngược với VN, do cạnh tranh nhau mua nguyên liệu(thường là gia đoạn cửa khẩu mậu biên mở cửa) nên thương lái không bán được chỗ này thì bán chỗ khác, có thể giá khác vẫn bán được (vì bán cho mậu biên không quan tâm về chất lượng đúng như tiêu chuẩn). Chính vì vậy nên đối với sản xuất mủ latex (HA hoặc LA) ở Thái Lan người ta thu mua mủ tiểu điền để sản xuất được còn ở VN thì thu mua mủ tiểu điền không thể làm loại mủ này, chỉ sản xuất 3L là chủ yếu và một ít CV50 và CV60 nhưng chất lượng rất kém thậm chí không đạt tiêu chuẩn bán cho khu vực không phải là TQ.
3. Quản lý chất lượng ngay từ các nhà máy của VRG làm tiền đề hướng dẫn khuyến khích kèm các biện pháp hành chánh đồi với cao su tiểu điền. Các nhà máy của VRG có hai khuynh hướng một là bán theo HĐ dài hạn cho khu vực ngoài TQ, hai là bán cho TQ qua mậu biên. Dĩ nhiên bán theo HĐ dài hạn được quản lý chất lượng nghiêm túc, còn bán qua TQ chất lượng bỏ ngõ. Ở đây chỉ bàn về chất lượng, để giữ vững và ổn định chất lượng chung cho cao su VN thì tất cả các nhà máy của VRG phải tuân thủ đúng chất lượng theo tiêu chuẩn VN mà VRG ban hành, làm một cách nghiêm túc, nơi nào chưa đạt phải làm cho đạt mặc dù chất lượng chưa đạt sẽ bị thiệt thòi về giá cả hoặc lơi nhuận. Khi đó tất cả sản phẩm của các nhà máy thuộc VRG khi xuất xưởng là một tiêu chuẩn, còn việc bán ở đâu mậu biên hay HĐ dài hạn là như nhau, hiện nay một số nhà máy thuộc VRG vẫn chấp nhận sản xuất ra loại sản phẩm kém chất lượng để bán cho TQ, như vậy hình thành trong nhà máy có hai hệ thống chất lượng có kiểm soát và không kiểm soát điều này chẳn có nơi nào muốn ổn định chất lượng tạo uy tín sản phẩm bằng cách này cả. Chúng ta hãy hình dung khi mà toàn bộ các nhà máy của VRG cho xuất xưởng một hệ thống chất lượng thì các nhà máy của tiêu điền bất lợi họ sẽ được VRA giúp đào tạo hướng dẫn thực hiện khuyết khích thực hiện và kèm theo các biện pháp hành chánh để dần dần đưa toàn bộ cao su VN có chung một hệ thống chất lượng.
4. Có tập đoàn hay công ty kinh doanh cao su thành phẩm có đủ nguồn lực, tổ chức hướng dẫn quản lý chất lượng việc thu mua nguyên liệu và sơ chế ra thành phẩm lâu dài cho đến khi đạt yêu cầu (free về chi phí). Hiện nay các HĐ dài hạn không thể sử dụng nguồn cao su của tiểu điền vì chất lượng không đạt yêu, do vậy sản lượng cao su VN tập trung hướng TQ, trong đó toàn bộ cao su tiểu điền và một phần cao su của VRG. Các công ty bên ngoài VN cần có các HĐ dài hạn có nguồn hàng có chất lượng từ cao su tiểu điền thì cần có động tác như đã trình bày như trên, phải có công ty làm tiền lệ, khi có công ty thực hiện được vấn đề này thì các công ty khác muốn có nguồn hàng từ cao su tiểu điền họ buộc phải làm theo, khi mà kinh doanh và lợi nhuận chính đáng được giải quyết hợp lý tất sẽ thành công.
5. Biện pháp hành chánh, hiện nay các thương lái thu mua của nhà vườn vận chuyển đến các nhà máy bán lại đều không có hóa đơn, do vậy việc quản lý hóa đơn ở đây sẽ có hai điểm lợi. Thứ nhất nhà máy khi mua nguyên liệu của thương lái không có hóa đơn thì không chấp nhận, nhà máy nào chấp nhận sẽ bị nghành thuế phạt, khi đòi hỏi hóa đơn nhà máy kèm các yêu cầu về mặt chất lượng. Thứ hai lợi về mặt nhà nước thu được thuế.
PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN NHIÊN
Trong những năm gần đây, trồng, khai thác, chế biến cao su thiên nhiên ở Việt Nam phát triển nhanh, hiện nay ước chừng khoảng trên 800.000 ha cả khu vực nhà nước và tiểu điền. Tuy nhiên, việc tìm ra một giải pháp thích hợp để sánh cùng các nước trong khu vực ( nói riêng về mặt chất lượng) còn bỏ ngõ. Thật ra chất lượng cao su sơ chế các lọai trong hệ thống TSR và dạng lỏng cô đặc ở Việt Nam khi có sự định hướng, trao đổi, nghiên cứu thống nhất cho từng khu vực nhà nước và tiểu điền thì cao su sơ chế của Việt nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực. Trong trang web này chúng tôi mong muốn đưa ra những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu có tính khoa học nhằm đưa ra các hướng dẫn và biện pháp xử lý kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm sơ chế cao su trong nước. Hiện nay khu vực nhà nước có chất lượng tốt, tuy nhiên không đồng đều giữa các nơi và thường không ổn định, riêng khu vực tư nhân (thu mua nguyên liệu của tiểu điền) thì rất không ổn định, và kinh nghiệm cũng như kỹ thuật còn phải trao đổi thêm để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với chíng sách phát triển cây cao su của chính phủ, thì những năm gần đây sản lượng cao su của Việt Nam tăng nhanh, nhưng với thực trạng bỏ ngõ về chất lượng, thiếu sự chỉ đạo và biện pháp kiểm soát cấp vĩ mô làm cho chất lượng chung của cao su sơ chế Việt Nam không cạnh tranh với các nước trong khu vực, đây là một thực trạng đáng buồn, khó sửa đổi trong thời gian dài, dù vậy cũng cần phải có biện pháp tích cực để kéo chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam đi lên sánh bằng với khu vực, nhất là ở khu vực cao su tiểu điền. Một số nhận xét và so sánh với phương thức quản lý chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam và các nước khu vực.
-Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã được báo cáo của Hiệp hội cũng như Tập đoàn cho thấy ở Việt Nam tỉ lệ sản phẩm so chế từ nguyên liệu cuplums rất thấp chỉ chiếm 15 đến 16%, trong khi đó SVR 3L lại chiếm tỉ lệ cao, RSS có tỉ lệ thấp. Điều này cho thấy phương thức sản xuất ra chủng loại sản phẩm của Việt Nam là tự phát ở khu vực tiểu điền, còn khu vực nhà nước thì theo phương thức mà mình có thế mạnh, do vậy với cơ cấu sản phẩm như thế rất khó để đưa ra một phướp thức quản lý thích hợp nhằm giữ vững về mặt chất lượng vì không ai từ bỏ lợi nhuận (dù là trước mắt), để nuôi chất lượng để được cái lợi về sau.
-Từ đây cho thấy cái cách sơ chế cao su của Việt Nam rất khác với cá nước ở khu vực, một điểm cho thấy ở Việt Nam thu mủ nước để sản xuất SVR 3L chủ yếu, trong khi đó Thái Lan sản xuất RSS là chủ yếu. Ở Thai Lan cao su tiểu điền thu mủ nước hàng ngày (dù bất kỳ sản lượng nhiều hay ít trên một đơn vị gia đình) đều được "Người chủ của nhà máy" cung cấp cho kỹ thuật và dụng cụ để có thể tự đánh đông và cán thành tờ theo quy cách và phơi ngoài hiên nhà (có nơi không có điện và sản lượng thấp người chủ nhà máy còn cung cấp cho nhà vườn dụng cụ cán thành tờ bằng thiết bị quay tay). Sau thời gian quy định"Người chủ của nhà máy" thu gom của nhà vườn về nhà máy, tại đây họ phân loại, sơ chế biến, sấy, đóng gói thành phẩm. Chúng ta hãy xem với cách mà người Thái tổ chức thu mủ và sản xuất như vậy thì họ rất dễ dàng kiểm soát về chất lượng (họ đưa ra các yêu cầu về mặt kỹ thuật để nhà vườn theo đó thực hiện để đạt được giá trị sản phẩm của mình cao hay thấp khi giao sản phẩm đó cho "Người chủ của nhà máy". Trong khi đó ở Việt Nam "Người chủ của nhà máy" thu mua từ nhà vườn bằng mủ nước (họ cũng có các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho nhà vườn). Chúng ta hãy so sánh chỉ về một mặt là chất chống đông, do phải giữ cho được mủ ở thể lỏng để vận chuyển đến nhà máy (thường là rất xa) nhà vườn phải sử dụng một lượng rất lớn NH3, đến khi nhà máy sản xuất SVR 3L với loại nguyên liệu này phải tốn một lượng rất lớn acid, đồng thời chất lượng SVR 3L này chắc chắn kém hơn loại SVR 3L sử dụng ít hóa chất. Còn về tạp chất do cách thu mua của Nhà máy Việt Nam là mủ nước nên cần phải xác định hàm lượng, (còn Thái thu mua từ tờ khô 70 đến 80%) vì lợi ích riêng tư nên sẽ có nhiều vật lạ trong mủ nhằm nâng hàm lượng lên, làm cho việc kiểm soát chất lượng về mặt tạp chất là không ổn đối với cao su Việt Nam.(Tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp trong từng phần như RSS, TSR...)
Còn đối với cao su từ cuplums, việc thu nhận của Việt nam cũng có khác so với Thai lan, người Thái thu mủ cuplums do không bị áp lực về mất cắp nên họ thu mủ đúng quy trình (trước khi cạo lại mới thu mủ cuplums từ lát trước), vì vậy mủ của họ có đầy đủ tính chất của mủ cuplums và rất ít bị nhiễm bẩn vì thu nhận trong thời điểm mủ đã khô, và khi đến nhà máy việc lưu trữ cũng rất thuận tiện (không chiếm mặt bằng vì có thể trải rộng khắp một không gian rộng). Trong khi đó do phải thu nhận sớm nên ở Việt nam phải dùng một lượng nhỏ acid để tạo đông nhanh mới thu nhận được(điều này làm cho tính chất của cuplums không được ổn định như của Thai Lan), đồng thời ở nhà máy lưu trữ phải cán dẹp thành tờ nên không gian lưu trữ phải dồn cao như núi và bị dính lại với nhau, tốn chi phí cắt ra, đồng thời khó kiểm soát về sự nhiễn bẩn.
Đối với việc sản xuất mủ latex (LA và HA), người Thái tuy là mủ tiểu điền họ muối nhận mủ nước họ cần phải có sự tập trung số lượng lớn, nhưng đối với nguyên liệu sản xuất cao su latex đòi hỏi phải có sự bảo quản tốt cho dù phải sử dụng lượng lớn chất chống đông, người Thái phải để mủ qua đêm cho đủ số lượng mới đem về nhà máy, tuy nhiên họ đã tuân thủ quy trình tốt nên chất lượng nguyên liệu của họ luôn tốt (họ vẫn sử dụng liều dùng TMTD/ZnO 0.025% vàNH3 0.2%), yếu tố chất lượng latex (chỉ tiêu độ nhớt brookfield) của Thai Lan còn hơn ở Việt Nam bởi họ có một vườn cây thuần giống RRIM600 đến 80% (lấy tin từ Tậo Đoàn)
Thai Lan không sản xuất cao su CV (có thể thị trường nhỏ và sản xuất độc hại hơn các loại khác). Trong khi đó Thai Lan có loại XL (màu cực sáng có chỉ số màu 2 đến 2.5), loại DPNR, loại cao su tiền lưu hóa tuy thị trường các loại này nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng giá trị về mặt chất lượng của cao su Thai Lan.
Xu hướng phát triển cao su ở Việt Nam so sánh trong khu vực ở giai đoạn "up stream - down stream"
Giai đoạn "up stream": Cao su Việt Nam hiện đang mạnh ở giai đoạn "up stream", nhưng thật ra chỉ có các Công ty thuộc khu vưc miền Đông Nam bộ là mạnh còn lại các khu vực khác chất lượng kém và không ổn định, đáng kể nhất là khu vực tiều điền. Thiết nghĩ, Việt Nam cần phải có sự thống nhất một hệ thống quản lý chất lượng cao su sơ chế chung cho Quốc gia, cả về mặt pháp lý và quy trình. Trong Hội nghị về chất lượng do Bộ tổ chức tại Dầu tiếng, nhiều Đại biểu đưa ra quá nhiều bất cập trong việc quản lý chất lượng cao su Việt nam nhất là khu vực cao su tiểu điền, tại đây chủ tọa đã đưa ra được những điều phải làm trong giai đoạn "up stream" và cấn phải thúc đẩy pháp triển giai đoạn "down stream". Xin được đóng góp ý kiến cần củ cố và phát triển giai đoạn "up stream". Hiện nay, các Công ty cao su đều là Công ty của nhà nước (trừ khu vực cao su tiểu điền), chịu sự quản lý thống nhất của Tập đoàn điều này là cho chúng ta có ưu điểm là quản lý được tập trung, sẽ là lợi thế để phát triển nếu có một cơ chế trơn tru. Nhưng nhìn chung chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam là do mỗi Công ty tự quản, Tập đoàn có vai trò nhưng không chi phối được các Công ty (do không am hiểu bằng họ) chính vì vậy mà làm cho việc quản lý chất lượng cao su Việt Nam không còn tập trung nên sức mạnh giảm đi. Nhìn sang các nước phát triển cao su trong khu vực họ đều có tổ chức này một tổ chức vừa mạnh về kỹ thuật vừa mạnh về tổ chức, Họ đủ sức để xử lý các Công ty vi phạm và cũng đủ sức để hổ trợ các Công ty khi cần thiết. Một tổ chức bộ môn chế biến cấp Tập đoàn có nhân sự đủ mạnh trước nhất giúp cho Tập đoàn quản lý chất lượng cao su khu vực nhà nước một cách thống nhất và ổn định, sau đó giúp cho Hiệp hội cao su Việt Nam có một tổ chức quản lý chất lượng cao su khu vực tiểu điền. Hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn "up stream" nhưng thực chất chúng ta cũng không mạnh ở giai đoạn này so với khu vực, ở cấp Vĩ mô cần phải thấy rõ điều này, cần nhanh chống củng cố lại tổ chức quản lý chất lượng cao su ở khu vực nhà nước trước tiên. Tôi lấy ví dụ: Tập đoàn có quy trình sản xuất các lọai cao su dạng TSR nhưng thực chất đem so với các Công ty trong ngành Họ chưa từng áp dụng các quy trình đó, vì có những công đọan không thể áp dụng được cho đơn vị Họ. Ở mỗi công ty có mỗi quy trình riêng, vậy thì sản xuất ra quy trình của Tập đoàn dùng vào việc gì, ai sử dụng. Về Công nghệ cũng vậy, chưa có đáng giá đúng mức về các Công nghệ hiện có ở Việt Nam, mặt mạnh, mặt yếu tiến bộ của Công nghệ, rồi đưa ra quyết định Công nghệ nào sử dụng của hãng nào ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước (điều này vừa nuôi công nghệ trong nước vừa thúc đẩy họ phát triển). Một bộ phận đủ mạnh về chiều sâu "phần mềm" hình thành phương pháp và kiểm tra hệ thống quản lý về quy trình kỹ thuật có biện pháp chế tài cũng như điều kiện giúp đở cho các Công ty trong hệ thống về quản lý chất lượng cao su. Chúng ta có nhiều người đã từng tham quan nhiều nhà máy ở các nước như Thái, Malay, Indo các cách của họ khác cách làm của ta, nhưng của họ hiệu quả hơn của ta, xem xét lại tại sao chúng ta không làm bằng họ? Lấy ví dụ: SVR3L, L của ta hầu như chiếm hết số lượng của cả thế giới, trong khi đó RSS hoặc SVR10 &20 latex cô đặc thì rất yếu về số lượng, còn chất lượng thì ở khu vực nhà nước thì mạnh nhưng về khu vực tiểu điền thì kém, còn RSS thì kém ở cả hai khu vực.
Nhìn chung muốn thúc đẩy phát triển chất lượng cao su của Việt nam, chúng ta phải củng cố lại cấp vĩ mô (hiện nay ở các công ty khu vực nhà nước có nhiều công ty mạnh như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Phước Hòa, Phú Riềng .... ) đó là nền tảng tốt để củng cố và phát triển chung cho cả nước, các công ty trong khu vực nhà nước tuy mạnh nhưng chưa đồng đều, khi tổ chức được hệ thống quản lý chất lượng cao su khu vực nhà nước ổn định, đủ mạnh lúc này Hiệp hội sẽ đưa khu vực tiểu điền vào cùng hệ thống quản lý chung của cả nước. Khi cơ cấu nhân sự cho bộ phận này ở cấp vĩ mô cần phải có chiều sâu, có thể sử dụng cộng tác viên chức không nhất thiết phải biên chế cố định cho toàn bộ, điều quan trọng là phải có tâm huyết, đam mê nghề, có kiến thức ...
Hiện nay ở khu vực tiểu điền, họ kinh doanh cao su không chịu bất kỳ sự quản lý của cơ quan nào về mặt chất lượng, họ tuân thủ đúng quy định về luật kinh doanh, vì vậy khó có cơ sở để áp dụng biện pháp chế tài đối với họ. Hiện khu vực tiểu điền có rất ít thông tin về kỹ thuật sơ chế họ làm theo kinh nghiệm và với bất kỳ thủ thuật nào miễn là đem lại lợi nhuận cho họ (họ không quan tâm về chất lượng), Muốn đưa nhóm này vào hệ thống để quản lý vế mặt chất lượng để có biện pháp chế tài thì Hiệp hội phải có một bộ phận lập được phương án nhằm giúp đở họ làm sao cho họ thấy được tổ chức này gắn liền với lợi ích kinh doanh của họ có thể không có lơi ở trước mắt nhưng chí ít cũng thấy được lợi ích về lâu dài, thì tin rằng nhất định họ sẽ tham gia tích cực vào hệ thống quản lý chất lượng chung vì ở đó có lợi ích của họ.
Ví dụ: Họ phải thu mua nguyên liệu từ rất xa nhà máy, nguyên liệu phải tồn trử thời gian dài, họ muốn bảo quản họ phải sử dụng một lượng dung dịch chống đông NH3 rất lớn, như vậy khi về nhà máy để sản xuất chắc chắn sẽ tốn lượng acid nhiều hơn các nhà máy ở khu vực nhà nước, điều này làm cho giá thành của họ cao lên. Do vậy nếu có tổ chức của Hiệp hội giúp cho họ bằng cách nào đó để họ cũng có giá thành như ở các nhà máy khu vực nhà nước (về sử dụng acid), khi đó họ có lợi ích chắc chắn họ chấp nhận tuân thủ các quy định của hệ thống quản lý chất lượng chung. Còn nhiều còn nhiều nữa những ví dụ... Rất mong muốn được đóng góp, hết sức cho hệ thống quản lý chất lượng chung của ngành khi được yêu cầu.
Giai đoạn "down stream": Hiện nay nước ta ở vị trí "up stream", nhưng còn chưa mạnh thật sự như trình bày ở trên, nhưng nếu chúng ta nóng lòng thực hiện đẩy mạnh sản xuất sản phẩm cao su mà không có một định hướng cụ thể một cách khoa học, thiết nghĩ cũng sẽ như sơ chế nguyên liệu có nơi mạnh nơi yếu nhưng ở giai đoạn này mạnh là các công ty đã sản xuất tốt như các công ty sản xuất lốp xe, và một số là găng tay, nệm còn các công ty sơ chế nay hội nhập vào sản xuất sản phẩm cũng sẽ thiếu kinh nghiệm, thiếu đối tác, không có thị trường, sản phẩm chưa đủ uy tín ... Ở giai đoạn sơ chế nguyên liệu thì dễ bán không cần thương hiệu, nhưng khi sản xuất hàng tiêu dùng không có thương hiệu sẽ chẳng ai mua dù rằng chất lượng không phải là không tốt. Ở Hội nghị của Hiệp hội và IRRDB tổ chức có Đại biểu phát biểu rằng, làm vỏ xe ở Việt Nam chỉ có duy nhất là cao su và lao động còn mọi thức đều phải nhập, thiết bị công nghệ thì nhập một lần còn lại các hóa chất, chất độn, xúc tiến carbon black đều phải nhập, như vậy so sánh giá thành cùng chủng loại thì sản phẩm của chúng ta cao hơn họ, nếu muốn bán được sản phẩm buộc chúng ta phải "nhịn ăn" giảm bớt chi phí lao động nếu chúng ta tính giá cao su nguyên liệu bằng với họ. Từ đây, thiết nghĩ Hiệp hội, Tập đoàn, ... phải tổ chức được một bộ phận (bao gồm công tác viên) sao cho đủ mạnh về "phần mềm" tổ chức thực hiện có lộ trình cho từng giai đoạn, giám sát chặc chẽ, tính hiệu quả, khả thi về lâu dài của các dự án thành lập nhà máy sản xuất sản phẩm cao su, công ty nào có thế mạnh sản xuất sản phẩm gì, thương hiệu ra sao? Nếu không có hướng đi cụ thể vài năm sau nhìn lại toàn là nhà máy găng tay, hoặc comdom ...Nên có sự sắp xếp tính dự án, tai sao không có nhà máy sản xuất Carbon black, nhà máy sản xuất cao su tổng hợp (trong khi đó ta có sản phẩm của dầu mỏ, cao su tổng hợp luôn luôn phải có trong sản xuất sản phẩm cao su), nhà máy sản xuất các chất độn, chất xúc tiến, trợ xúc tiến ... Rồi cũng có nhà máy làm vỏ xe, găng tay, nệm mouse, comdom.
Sản lượng cao su tiểu điền hiện nay cao hơn của VRG, nguồn sản lượng này không được kiểm soát chất lượng theo bất kỳ tổ chức nào. Nhỏ lẻ, tự phát, tự kinh doanh, nhà vườn (chỉ người nông dân trồng và khai thác mủ cao su cá thể) do có sản lượng quá ít (từ vài sào cho đến 100 ha) nên không thể thực hiện được việc sơ chế mủ cao su của mình khai thác được (muốn làm được nhà máy sơ chế nhà vườn tập hợp số lượng trên 1000 ha, thực hiện), vì tính chất đặc biệt này nên hình thành một dạng khác là "thương lái". Thương lái có xe tải, họ làm công tác trung gian vận chuyển cao su của nhà vườn đến các cơ sở sơ chế "Nhà máy chế biến", dần dần do mua bán quen biết "có trước có sau" mà các nhà máy chế biến không thể mua trực tiếp của nhà vườn được mà phải thông qua thương lái. Ở đây không đặt vấn đề kinh tế, về thuế mà đơn thuần về mặt kỹ thuật và chất lượng của cao su tiểu điền.
CON ĐƯỜNG ĐI CAO SU TIỂU ĐIỀN
Như vậy, cao su tiểu điền đến với nhà máy đều qua tay thương lái, (có một số ít nhà máy tự cung cấp nguyên liệu như các nhà máy của VRG nhưng rất ít) để có lợi nhuận nhiều, ngoài sự chênh lệch về giá, thương lái luôn tìm cách làm sai biệt về khối lượng.
- Thương lái mua của nhà vườn khi đo hàm lượng TSC% (quen gọi là độ), TSC% được tính theo công thức lấy trọng lượng mủ mẫu nước(sau khi nướng) chia cho trong lượng mủ mẫu (trước khi nướng), nhân cho 100. Ở đây khi thương lái mua của nhà vườn thì họ đong bằng ống lường nên số chia là thể tích nhỏ hơn trọng lượng bằng chính tỷ trọng của mủ cao su thường là 0.96. Khi vào nhà máy theo cách tính của nhà máy thì mủ mẫu là số chia được cân bằng trọng lượng. Vì vậy theo cách tính như vậy thương lái đánh cắp của nhà vườn số lượng phần trăm bằng đúng sự chêch lệch tỷ trọng. Nhưng ngày nay đa phần nhà vườn họ cũng đã biệt và có nơi cũng đã khắc phục được điều này. Để giúp cho nhà vườn và các nhà máy có thêm điều kiện để quy đổi từ TSC% sang DRC% ít sai biệt hơn tác giả có bảng quy đổi với 2 số lẻ. BẢNG QUY ĐỔI TỪ TSC% SANG DRC% CÓ 2 SỐ LẺ = "Xem"
- Để làm chênh lệch về khối lượng hơn nữa thương lái sẳn sàng cho bất cứ thứ gì có thể đánh lừa được nhà máy để là tăng khôi lượng giả. Chúng ta biết bất kỳ vậ lạ nào kể cà hóa chất khi cho vào cao su đều ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất lý hóa của cao su, cho nên việc làm giả khối lượng này kết quả là cao su có chất lượng kém. Một số chất người ta cho vào cao su để làm giả khối lượng như: Đường, vôi, thạch cao, bùn của sản xuất cao su ly tâm ... kết hợp với thời điểm để vượt qua sự kiểm soát của nhà máy.
Như vậy chúng ta đã rõ, cao su từ trong cây ở nhà vườn luôn có chất lượng tốt, các dòng vô tích của nhà vườn cũng được xuất phát từ VRG và cũng thường xuyên được cập nhật, vậy chất lượng cao su tiểu điều xấu là do lợi nhuận mà người ta đã cố tình làm xấu nó. Nguyên nhân làm xấu chất lượng của cao su tiểu điều đã rõ nhưng để khắc phục thì thật là khó.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Khi chúng ta đã cho vào cao su bất cứ thứ gì, chúng nhanh chóng tràn ra hòa trộn với cao su, vì vậy việc lấy ra những thứ mà người ta bỏ vào, có thể biết được chất người ta bỏ vào là gì thì việc lấy ra cũng rất khó khăn có khi còn bất khả thi, huống chi người bỏ vào cố tình giấu thì việc phát hiện để lấy ra cực kỳ khó khăn, thậm chí biết họ bỏ vào thứ gì để ngăn chặn đã là khó khăn rồi, cần phải có kiến thức và kinh nghiệm mới biết được, tuy nhiên cũng không phải là biết tất cả. Cho nên theo ý của tác giả thì nên tìm biện pháp để ngăn chặn việc cho vật lạ vào cao su để làm giả khối lượng hơn là tìm biện pháp lấy nó ra.
1. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy của VRG cũng như của tiểu điền, cần phải được bảo quản và giữ cho sạch theo đúng quy định. Ngay như các nhà máy thuộc VRG việc bảo quản nguyên liệu mủ nước latex cũng không giống nhau, thông thường có hai loại là NH3 và Na2SO3, acid boric tuy nhiên còn nhiều loại bảo quản tích cực khác dùng để chế biến một số sản phẩm cao cấp. Các nhà máy tiểu điền đa số sử dụng NH3, do phải vận chuyển xa và thường phải lưu trữ thời gian dài nên họ sự dụng lượng bảo quản rất cao điều này ảnh hưởng đến chất lượng của cao su như Po và màu, cũng như phải tiêu tốn khá lớn lượng acid để tạo đông số tiền cho việc này rất lớn, nếu có kế hoạch sửa chữa vấn đề này thì nguồn tiết kiệm acid là đáng kể, còn cải thiện được chất lượng nhưng hiện nay chưa có tổ chức nào hướng dẫn khuyến khích họ áp dụng.
2. Như trên đã phân tích, nguyên nhân làm giả khối lượng xuất phát từ thương lái, để khắc phục vấn đề này các nhà máy tổ chức thu mua nguyên liệu thay cho thương lái có được không? Thương lái hình thành từ những ngày đầu họ có thâm niên với nhà vườn "chia ngọt sẽ bùi, gắn chặt tình thâm" nên các tổ chức của nhà máy thu mua nguyên liệu từ nhà vườn sẽ gặp khó khăn, ví dụ có nhà máy nào tích cực nâng giá mua để mua cho được nguyên liệu từ nhà vườn thì cũng khó mua được nhiều, nếu cố gắng bỏ ra nhiều chi phí để tổ chức nhiều cụm thì có thể mua được nhiều từ nhà vườn. Nhưng liệu có bền hay không khi một ngày nào đó đã quen việc rồi thì chính những tổ chức này vì lợi nhuận họ lại trở thành thương lái khác lấy gì để quản lý họ. Sự khác biệt giữa việc thu gom nguyên liệu của VN và Thái Lan, ở Thái Lan đa phần họ sản xuất RSS, nên việc thu gom nguyên liệu như VN là không có. Nhà vườn sau khi thu mủ họ tự đánh đông và cán thành tờ phơi tự nhiên, đến kỳ các nhà máy đi thu gom về phân loại tái chế lại và xuất xưởng, còn nguyên liệu thu gom về sản xuất mủ cốm nước L, 3L như VN thì tác giả không rõ nhưng họ có quy định nghiêm về chất lượng, nếu có vấn đề gì về chất lượng là họ không mua hoặc hạ giá đồng thời không thể mang đi đâu được vì không nhà máy nào chấp nhận, điều này trái ngược với VN, do cạnh tranh nhau mua nguyên liệu(thường là gia đoạn cửa khẩu mậu biên mở cửa) nên thương lái không bán được chỗ này thì bán chỗ khác, có thể giá khác vẫn bán được (vì bán cho mậu biên không quan tâm về chất lượng đúng như tiêu chuẩn). Chính vì vậy nên đối với sản xuất mủ latex (HA hoặc LA) ở Thái Lan người ta thu mua mủ tiểu điền để sản xuất được còn ở VN thì thu mua mủ tiểu điền không thể làm loại mủ này, chỉ sản xuất 3L là chủ yếu và một ít CV50 và CV60 nhưng chất lượng rất kém thậm chí không đạt tiêu chuẩn bán cho khu vực không phải là TQ.
3. Quản lý chất lượng ngay từ các nhà máy của VRG làm tiền đề hướng dẫn khuyến khích kèm các biện pháp hành chánh đồi với cao su tiểu điền. Các nhà máy của VRG có hai khuynh hướng một là bán theo HĐ dài hạn cho khu vực ngoài TQ, hai là bán cho TQ qua mậu biên. Dĩ nhiên bán theo HĐ dài hạn được quản lý chất lượng nghiêm túc, còn bán qua TQ chất lượng bỏ ngõ. Ở đây chỉ bàn về chất lượng, để giữ vững và ổn định chất lượng chung cho cao su VN thì tất cả các nhà máy của VRG phải tuân thủ đúng chất lượng theo tiêu chuẩn VN mà VRG ban hành, làm một cách nghiêm túc, nơi nào chưa đạt phải làm cho đạt mặc dù chất lượng chưa đạt sẽ bị thiệt thòi về giá cả hoặc lơi nhuận. Khi đó tất cả sản phẩm của các nhà máy thuộc VRG khi xuất xưởng là một tiêu chuẩn, còn việc bán ở đâu mậu biên hay HĐ dài hạn là như nhau, hiện nay một số nhà máy thuộc VRG vẫn chấp nhận sản xuất ra loại sản phẩm kém chất lượng để bán cho TQ, như vậy hình thành trong nhà máy có hai hệ thống chất lượng có kiểm soát và không kiểm soát điều này chẳn có nơi nào muốn ổn định chất lượng tạo uy tín sản phẩm bằng cách này cả. Chúng ta hãy hình dung khi mà toàn bộ các nhà máy của VRG cho xuất xưởng một hệ thống chất lượng thì các nhà máy của tiêu điền bất lợi họ sẽ được VRA giúp đào tạo hướng dẫn thực hiện khuyết khích thực hiện và kèm theo các biện pháp hành chánh để dần dần đưa toàn bộ cao su VN có chung một hệ thống chất lượng.
4. Có tập đoàn hay công ty kinh doanh cao su thành phẩm có đủ nguồn lực, tổ chức hướng dẫn quản lý chất lượng việc thu mua nguyên liệu và sơ chế ra thành phẩm lâu dài cho đến khi đạt yêu cầu (free về chi phí). Hiện nay các HĐ dài hạn không thể sử dụng nguồn cao su của tiểu điền vì chất lượng không đạt yêu, do vậy sản lượng cao su VN tập trung hướng TQ, trong đó toàn bộ cao su tiểu điền và một phần cao su của VRG. Các công ty bên ngoài VN cần có các HĐ dài hạn có nguồn hàng có chất lượng từ cao su tiểu điền thì cần có động tác như đã trình bày như trên, phải có công ty làm tiền lệ, khi có công ty thực hiện được vấn đề này thì các công ty khác muốn có nguồn hàng từ cao su tiểu điền họ buộc phải làm theo, khi mà kinh doanh và lợi nhuận chính đáng được giải quyết hợp lý tất sẽ thành công.
5. Biện pháp hành chánh, hiện nay các thương lái thu mua của nhà vườn vận chuyển đến các nhà máy bán lại đều không có hóa đơn, do vậy việc quản lý hóa đơn ở đây sẽ có hai điểm lợi. Thứ nhất nhà máy khi mua nguyên liệu của thương lái không có hóa đơn thì không chấp nhận, nhà máy nào chấp nhận sẽ bị nghành thuế phạt, khi đòi hỏi hóa đơn nhà máy kèm các yêu cầu về mặt chất lượng. Thứ hai lợi về mặt nhà nước thu được thuế.
PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN NHIÊN
Trong những năm gần đây, trồng, khai thác, chế biến cao su thiên nhiên ở Việt Nam phát triển nhanh, hiện nay ước chừng khoảng trên 800.000 ha cả khu vực nhà nước và tiểu điền. Tuy nhiên, việc tìm ra một giải pháp thích hợp để sánh cùng các nước trong khu vực ( nói riêng về mặt chất lượng) còn bỏ ngõ. Thật ra chất lượng cao su sơ chế các lọai trong hệ thống TSR và dạng lỏng cô đặc ở Việt Nam khi có sự định hướng, trao đổi, nghiên cứu thống nhất cho từng khu vực nhà nước và tiểu điền thì cao su sơ chế của Việt nam ngang bằng các nước phát triển trong khu vực. Trong trang web này chúng tôi mong muốn đưa ra những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu có tính khoa học nhằm đưa ra các hướng dẫn và biện pháp xử lý kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm sơ chế cao su trong nước. Hiện nay khu vực nhà nước có chất lượng tốt, tuy nhiên không đồng đều giữa các nơi và thường không ổn định, riêng khu vực tư nhân (thu mua nguyên liệu của tiểu điền) thì rất không ổn định, và kinh nghiệm cũng như kỹ thuật còn phải trao đổi thêm để nâng cao chất lượng sản phẩm. Với chíng sách phát triển cây cao su của chính phủ, thì những năm gần đây sản lượng cao su của Việt Nam tăng nhanh, nhưng với thực trạng bỏ ngõ về chất lượng, thiếu sự chỉ đạo và biện pháp kiểm soát cấp vĩ mô làm cho chất lượng chung của cao su sơ chế Việt Nam không cạnh tranh với các nước trong khu vực, đây là một thực trạng đáng buồn, khó sửa đổi trong thời gian dài, dù vậy cũng cần phải có biện pháp tích cực để kéo chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam đi lên sánh bằng với khu vực, nhất là ở khu vực cao su tiểu điền. Một số nhận xét và so sánh với phương thức quản lý chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam và các nước khu vực.
-Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã được báo cáo của Hiệp hội cũng như Tập đoàn cho thấy ở Việt Nam tỉ lệ sản phẩm so chế từ nguyên liệu cuplums rất thấp chỉ chiếm 15 đến 16%, trong khi đó SVR 3L lại chiếm tỉ lệ cao, RSS có tỉ lệ thấp. Điều này cho thấy phương thức sản xuất ra chủng loại sản phẩm của Việt Nam là tự phát ở khu vực tiểu điền, còn khu vực nhà nước thì theo phương thức mà mình có thế mạnh, do vậy với cơ cấu sản phẩm như thế rất khó để đưa ra một phướp thức quản lý thích hợp nhằm giữ vững về mặt chất lượng vì không ai từ bỏ lợi nhuận (dù là trước mắt), để nuôi chất lượng để được cái lợi về sau.
-Từ đây cho thấy cái cách sơ chế cao su của Việt Nam rất khác với cá nước ở khu vực, một điểm cho thấy ở Việt Nam thu mủ nước để sản xuất SVR 3L chủ yếu, trong khi đó Thái Lan sản xuất RSS là chủ yếu. Ở Thai Lan cao su tiểu điền thu mủ nước hàng ngày (dù bất kỳ sản lượng nhiều hay ít trên một đơn vị gia đình) đều được "Người chủ của nhà máy" cung cấp cho kỹ thuật và dụng cụ để có thể tự đánh đông và cán thành tờ theo quy cách và phơi ngoài hiên nhà (có nơi không có điện và sản lượng thấp người chủ nhà máy còn cung cấp cho nhà vườn dụng cụ cán thành tờ bằng thiết bị quay tay). Sau thời gian quy định"Người chủ của nhà máy" thu gom của nhà vườn về nhà máy, tại đây họ phân loại, sơ chế biến, sấy, đóng gói thành phẩm. Chúng ta hãy xem với cách mà người Thái tổ chức thu mủ và sản xuất như vậy thì họ rất dễ dàng kiểm soát về chất lượng (họ đưa ra các yêu cầu về mặt kỹ thuật để nhà vườn theo đó thực hiện để đạt được giá trị sản phẩm của mình cao hay thấp khi giao sản phẩm đó cho "Người chủ của nhà máy". Trong khi đó ở Việt Nam "Người chủ của nhà máy" thu mua từ nhà vườn bằng mủ nước (họ cũng có các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho nhà vườn). Chúng ta hãy so sánh chỉ về một mặt là chất chống đông, do phải giữ cho được mủ ở thể lỏng để vận chuyển đến nhà máy (thường là rất xa) nhà vườn phải sử dụng một lượng rất lớn NH3, đến khi nhà máy sản xuất SVR 3L với loại nguyên liệu này phải tốn một lượng rất lớn acid, đồng thời chất lượng SVR 3L này chắc chắn kém hơn loại SVR 3L sử dụng ít hóa chất. Còn về tạp chất do cách thu mua của Nhà máy Việt Nam là mủ nước nên cần phải xác định hàm lượng, (còn Thái thu mua từ tờ khô 70 đến 80%) vì lợi ích riêng tư nên sẽ có nhiều vật lạ trong mủ nhằm nâng hàm lượng lên, làm cho việc kiểm soát chất lượng về mặt tạp chất là không ổn đối với cao su Việt Nam.(Tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp trong từng phần như RSS, TSR...)
Còn đối với cao su từ cuplums, việc thu nhận của Việt nam cũng có khác so với Thai lan, người Thái thu mủ cuplums do không bị áp lực về mất cắp nên họ thu mủ đúng quy trình (trước khi cạo lại mới thu mủ cuplums từ lát trước), vì vậy mủ của họ có đầy đủ tính chất của mủ cuplums và rất ít bị nhiễm bẩn vì thu nhận trong thời điểm mủ đã khô, và khi đến nhà máy việc lưu trữ cũng rất thuận tiện (không chiếm mặt bằng vì có thể trải rộng khắp một không gian rộng). Trong khi đó do phải thu nhận sớm nên ở Việt nam phải dùng một lượng nhỏ acid để tạo đông nhanh mới thu nhận được(điều này làm cho tính chất của cuplums không được ổn định như của Thai Lan), đồng thời ở nhà máy lưu trữ phải cán dẹp thành tờ nên không gian lưu trữ phải dồn cao như núi và bị dính lại với nhau, tốn chi phí cắt ra, đồng thời khó kiểm soát về sự nhiễn bẩn.
Đối với việc sản xuất mủ latex (LA và HA), người Thái tuy là mủ tiểu điền họ muối nhận mủ nước họ cần phải có sự tập trung số lượng lớn, nhưng đối với nguyên liệu sản xuất cao su latex đòi hỏi phải có sự bảo quản tốt cho dù phải sử dụng lượng lớn chất chống đông, người Thái phải để mủ qua đêm cho đủ số lượng mới đem về nhà máy, tuy nhiên họ đã tuân thủ quy trình tốt nên chất lượng nguyên liệu của họ luôn tốt (họ vẫn sử dụng liều dùng TMTD/ZnO 0.025% vàNH3 0.2%), yếu tố chất lượng latex (chỉ tiêu độ nhớt brookfield) của Thai Lan còn hơn ở Việt Nam bởi họ có một vườn cây thuần giống RRIM600 đến 80% (lấy tin từ Tậo Đoàn)
Thai Lan không sản xuất cao su CV (có thể thị trường nhỏ và sản xuất độc hại hơn các loại khác). Trong khi đó Thai Lan có loại XL (màu cực sáng có chỉ số màu 2 đến 2.5), loại DPNR, loại cao su tiền lưu hóa tuy thị trường các loại này nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng giá trị về mặt chất lượng của cao su Thai Lan.
Xu hướng phát triển cao su ở Việt Nam so sánh trong khu vực ở giai đoạn "up stream - down stream"
Giai đoạn "up stream": Cao su Việt Nam hiện đang mạnh ở giai đoạn "up stream", nhưng thật ra chỉ có các Công ty thuộc khu vưc miền Đông Nam bộ là mạnh còn lại các khu vực khác chất lượng kém và không ổn định, đáng kể nhất là khu vực tiều điền. Thiết nghĩ, Việt Nam cần phải có sự thống nhất một hệ thống quản lý chất lượng cao su sơ chế chung cho Quốc gia, cả về mặt pháp lý và quy trình. Trong Hội nghị về chất lượng do Bộ tổ chức tại Dầu tiếng, nhiều Đại biểu đưa ra quá nhiều bất cập trong việc quản lý chất lượng cao su Việt nam nhất là khu vực cao su tiểu điền, tại đây chủ tọa đã đưa ra được những điều phải làm trong giai đoạn "up stream" và cấn phải thúc đẩy pháp triển giai đoạn "down stream". Xin được đóng góp ý kiến cần củ cố và phát triển giai đoạn "up stream". Hiện nay, các Công ty cao su đều là Công ty của nhà nước (trừ khu vực cao su tiểu điền), chịu sự quản lý thống nhất của Tập đoàn điều này là cho chúng ta có ưu điểm là quản lý được tập trung, sẽ là lợi thế để phát triển nếu có một cơ chế trơn tru. Nhưng nhìn chung chất lượng cao su sơ chế của Việt Nam là do mỗi Công ty tự quản, Tập đoàn có vai trò nhưng không chi phối được các Công ty (do không am hiểu bằng họ) chính vì vậy mà làm cho việc quản lý chất lượng cao su Việt Nam không còn tập trung nên sức mạnh giảm đi. Nhìn sang các nước phát triển cao su trong khu vực họ đều có tổ chức này một tổ chức vừa mạnh về kỹ thuật vừa mạnh về tổ chức, Họ đủ sức để xử lý các Công ty vi phạm và cũng đủ sức để hổ trợ các Công ty khi cần thiết. Một tổ chức bộ môn chế biến cấp Tập đoàn có nhân sự đủ mạnh trước nhất giúp cho Tập đoàn quản lý chất lượng cao su khu vực nhà nước một cách thống nhất và ổn định, sau đó giúp cho Hiệp hội cao su Việt Nam có một tổ chức quản lý chất lượng cao su khu vực tiểu điền. Hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn "up stream" nhưng thực chất chúng ta cũng không mạnh ở giai đoạn này so với khu vực, ở cấp Vĩ mô cần phải thấy rõ điều này, cần nhanh chống củng cố lại tổ chức quản lý chất lượng cao su ở khu vực nhà nước trước tiên. Tôi lấy ví dụ: Tập đoàn có quy trình sản xuất các lọai cao su dạng TSR nhưng thực chất đem so với các Công ty trong ngành Họ chưa từng áp dụng các quy trình đó, vì có những công đọan không thể áp dụng được cho đơn vị Họ. Ở mỗi công ty có mỗi quy trình riêng, vậy thì sản xuất ra quy trình của Tập đoàn dùng vào việc gì, ai sử dụng. Về Công nghệ cũng vậy, chưa có đáng giá đúng mức về các Công nghệ hiện có ở Việt Nam, mặt mạnh, mặt yếu tiến bộ của Công nghệ, rồi đưa ra quyết định Công nghệ nào sử dụng của hãng nào ưu tiên sử dụng công nghệ trong nước (điều này vừa nuôi công nghệ trong nước vừa thúc đẩy họ phát triển). Một bộ phận đủ mạnh về chiều sâu "phần mềm" hình thành phương pháp và kiểm tra hệ thống quản lý về quy trình kỹ thuật có biện pháp chế tài cũng như điều kiện giúp đở cho các Công ty trong hệ thống về quản lý chất lượng cao su. Chúng ta có nhiều người đã từng tham quan nhiều nhà máy ở các nước như Thái, Malay, Indo các cách của họ khác cách làm của ta, nhưng của họ hiệu quả hơn của ta, xem xét lại tại sao chúng ta không làm bằng họ? Lấy ví dụ: SVR3L, L của ta hầu như chiếm hết số lượng của cả thế giới, trong khi đó RSS hoặc SVR10 &20 latex cô đặc thì rất yếu về số lượng, còn chất lượng thì ở khu vực nhà nước thì mạnh nhưng về khu vực tiểu điền thì kém, còn RSS thì kém ở cả hai khu vực.
Nhìn chung muốn thúc đẩy phát triển chất lượng cao su của Việt nam, chúng ta phải củng cố lại cấp vĩ mô (hiện nay ở các công ty khu vực nhà nước có nhiều công ty mạnh như Dầu Tiếng, Đồng Nai, Phước Hòa, Phú Riềng .... ) đó là nền tảng tốt để củng cố và phát triển chung cho cả nước, các công ty trong khu vực nhà nước tuy mạnh nhưng chưa đồng đều, khi tổ chức được hệ thống quản lý chất lượng cao su khu vực nhà nước ổn định, đủ mạnh lúc này Hiệp hội sẽ đưa khu vực tiểu điền vào cùng hệ thống quản lý chung của cả nước. Khi cơ cấu nhân sự cho bộ phận này ở cấp vĩ mô cần phải có chiều sâu, có thể sử dụng cộng tác viên chức không nhất thiết phải biên chế cố định cho toàn bộ, điều quan trọng là phải có tâm huyết, đam mê nghề, có kiến thức ...
Hiện nay ở khu vực tiểu điền, họ kinh doanh cao su không chịu bất kỳ sự quản lý của cơ quan nào về mặt chất lượng, họ tuân thủ đúng quy định về luật kinh doanh, vì vậy khó có cơ sở để áp dụng biện pháp chế tài đối với họ. Hiện khu vực tiểu điền có rất ít thông tin về kỹ thuật sơ chế họ làm theo kinh nghiệm và với bất kỳ thủ thuật nào miễn là đem lại lợi nhuận cho họ (họ không quan tâm về chất lượng), Muốn đưa nhóm này vào hệ thống để quản lý vế mặt chất lượng để có biện pháp chế tài thì Hiệp hội phải có một bộ phận lập được phương án nhằm giúp đở họ làm sao cho họ thấy được tổ chức này gắn liền với lợi ích kinh doanh của họ có thể không có lơi ở trước mắt nhưng chí ít cũng thấy được lợi ích về lâu dài, thì tin rằng nhất định họ sẽ tham gia tích cực vào hệ thống quản lý chất lượng chung vì ở đó có lợi ích của họ.
Ví dụ: Họ phải thu mua nguyên liệu từ rất xa nhà máy, nguyên liệu phải tồn trử thời gian dài, họ muốn bảo quản họ phải sử dụng một lượng dung dịch chống đông NH3 rất lớn, như vậy khi về nhà máy để sản xuất chắc chắn sẽ tốn lượng acid nhiều hơn các nhà máy ở khu vực nhà nước, điều này làm cho giá thành của họ cao lên. Do vậy nếu có tổ chức của Hiệp hội giúp cho họ bằng cách nào đó để họ cũng có giá thành như ở các nhà máy khu vực nhà nước (về sử dụng acid), khi đó họ có lợi ích chắc chắn họ chấp nhận tuân thủ các quy định của hệ thống quản lý chất lượng chung. Còn nhiều còn nhiều nữa những ví dụ... Rất mong muốn được đóng góp, hết sức cho hệ thống quản lý chất lượng chung của ngành khi được yêu cầu.
Giai đoạn "down stream": Hiện nay nước ta ở vị trí "up stream", nhưng còn chưa mạnh thật sự như trình bày ở trên, nhưng nếu chúng ta nóng lòng thực hiện đẩy mạnh sản xuất sản phẩm cao su mà không có một định hướng cụ thể một cách khoa học, thiết nghĩ cũng sẽ như sơ chế nguyên liệu có nơi mạnh nơi yếu nhưng ở giai đoạn này mạnh là các công ty đã sản xuất tốt như các công ty sản xuất lốp xe, và một số là găng tay, nệm còn các công ty sơ chế nay hội nhập vào sản xuất sản phẩm cũng sẽ thiếu kinh nghiệm, thiếu đối tác, không có thị trường, sản phẩm chưa đủ uy tín ... Ở giai đoạn sơ chế nguyên liệu thì dễ bán không cần thương hiệu, nhưng khi sản xuất hàng tiêu dùng không có thương hiệu sẽ chẳng ai mua dù rằng chất lượng không phải là không tốt. Ở Hội nghị của Hiệp hội và IRRDB tổ chức có Đại biểu phát biểu rằng, làm vỏ xe ở Việt Nam chỉ có duy nhất là cao su và lao động còn mọi thức đều phải nhập, thiết bị công nghệ thì nhập một lần còn lại các hóa chất, chất độn, xúc tiến carbon black đều phải nhập, như vậy so sánh giá thành cùng chủng loại thì sản phẩm của chúng ta cao hơn họ, nếu muốn bán được sản phẩm buộc chúng ta phải "nhịn ăn" giảm bớt chi phí lao động nếu chúng ta tính giá cao su nguyên liệu bằng với họ. Từ đây, thiết nghĩ Hiệp hội, Tập đoàn, ... phải tổ chức được một bộ phận (bao gồm công tác viên) sao cho đủ mạnh về "phần mềm" tổ chức thực hiện có lộ trình cho từng giai đoạn, giám sát chặc chẽ, tính hiệu quả, khả thi về lâu dài của các dự án thành lập nhà máy sản xuất sản phẩm cao su, công ty nào có thế mạnh sản xuất sản phẩm gì, thương hiệu ra sao? Nếu không có hướng đi cụ thể vài năm sau nhìn lại toàn là nhà máy găng tay, hoặc comdom ...Nên có sự sắp xếp tính dự án, tai sao không có nhà máy sản xuất Carbon black, nhà máy sản xuất cao su tổng hợp (trong khi đó ta có sản phẩm của dầu mỏ, cao su tổng hợp luôn luôn phải có trong sản xuất sản phẩm cao su), nhà máy sản xuất các chất độn, chất xúc tiến, trợ xúc tiến ... Rồi cũng có nhà máy làm vỏ xe, găng tay, nệm mouse, comdom.