Tìm kiếm bài viết trong Blog này

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Dầu hóa dẻo cao su mới về giá tốt nhất

Dầu RPO (rubber processing oil), dầu hóa dẻo cao su, dầu p140, dầu gia công cao su... liên tục có hàng mới về, liên hệ: 098 2288 295.



Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Bán silica cn 180

Cần bán Silica SiO2 Cn 180 dạng bột mịn dùng cho nhựa, sơn, cao su...đặc biệt chịu mài mòn cao hơn nhiều so với Link Silica 955, vui lòng liên hệ: 098 2288 295 Quang.

So sánh chất độn silica và than đen


by 
tranthihuong trên web
Than đen là chất độn gia cường chính cho nhiều hỗn hợp cao su. Than đen được sản xuất trong một dãy rộng kích thước hạt (diện tích bề mặt). Ngoài việc được phân loại bởi kích thước, than đen còn được phân loại theo cấu trúc. Cấu trúc than đen có dạng giống chuỗi hoặc nhánh, ảnh hưởng đáng kể đến gia công và các tính chất của hỗn hợp vật liệu đàn hồi được độn than đen. Đặc trưng cơ bản thứ ba là hoạt tính bề mặt, liên quan tới sự xuất hiện của các nhóm chức trên bề mặt hạt than đen. Những nhóm này cho phép liên kết hóa học tạo thành giữa than đen với polymer. Chức năng của chúng trong gia cường là rất quan trọng, ví dụ graphite có kích thước hạt rất nhỏ nhưng do thiếu những nhóm chức bề mặt làm cho chúng không gia cường.

Ba đặc tính trên cũng áp dụng cho silica kết tủa. Kích thước hạt, được ghi nhận bằng cách đo diện tích bề mặt, vẫn là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán sự gia cường. Giá trị diện tích bề mặt cao dự đoán mức gia cường cao. Giá trị diện tích bề mặt silica cao hơn diện tích bề mặt của than đen có cùng kích thước hạt. Tuy nhiên, tác động gia cường hiệu quả yêu cầu sự xuất hiện của các nhóm chức bề mặt tạo nên liên kết của chất độn với vật liệu đàn hồi. Ngược với bản chất hữu cơ của bề mặt than đen (-C=O-, -COOH), bề mặt silica là vô cơ, được bão hòa bởi các nhóm silanol (-SiOH-). Những nhóm silanol này tạo nên tính ưa nước của silica kết tủa. Thật không may, bề mặt silanol-nước không có khả năng hình thành liên kết mạnh với vật liệu đàn hồi hữu cơ. Điều này dẫn đến tính kháng mài mòn thấp, độ giãn dài cao, và mô-đun thấp trong các hỗn hợp phối trộn silica. Vấn đề này có thể được khắc phục hoàn toàn nếu bề mặt silanol được biến tính, như phản ứng với mercaptosilane.

Một sự khác biệt khác giữa than đen và silica nằm ở cấu trúc của chúng. Cấu trúc than đen có dạng chuỗi hoặc nhánh, là các đặc trưng vĩnh viễn, không thay đổi khi phối trộn hỗn hợp. Ngược lại, cấu trúc silica là các khối, không phải chuỗi, được hình thành do liên kết hydro của các hạt riêng lẻ. Cấu trúc này là tạm thời và dễ dàng biến đổi, mất đi trong phối trộn hoặc sử dụng phụ gia. So với chất độn than đen, cấu trúc khối silica làm tăng độ nhớt khi gia công và độ cứng cao hơn sau khi kết mạng. Bản chất tạm thời của cấu trúc này cũng là một yếu tố giúp giảm tiêu thụ năng lượng trong các ứng dụng động học.

Tham khảo từ tài liệu Compounding Precipitated Silica in Elastomers, Norman Hewitt, William Andrew, 2007, trang 3 – 5.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Quy trình sản xuất mủ tờ xông khói RSS 1 của Cty Thiên Thiên Phát

Yêu cầu kỹ thuật đối với mủ nước

STT
CHỈ TIÊU
YÊU CẦU KỸ THUẬT
LOẠI 1 (TỐT)LOẠI 2 (TRUNG BÌNH)LOẠI 3 (XẤU)
1Trạng tháiLỏng tự nhiên. Lọc qua lưới 1mm/lỗ dễ dàngLỏng tự nhiên, có hạt nhỏ li ti, lọc qua lưới 1mm/lỗ đượcLỏng, lợn cợn đông không lọc qua lưới 1mm/lỗ được
2Màu sắcTrắng như sữaTrắng như sữaTrắng như sữa
3Hàm lượng NH3% trên khối lượng mủ nướcTừ 0,01% đến = 0,03Từ >0,03% đến =0,05%Từ >0,05%
4Hàm lượng cao su khô (DRC)Từ >27% trở lênTừ >21% đến =27%Từ =21% trở xuống
5Độ pH của mủ nướcKhông nhỏ hơn 7Nhỏ hơn 7Nhỏ hơn 7
6Tạp chấtKhông lẫn tạp chất nhìn thấy đượcKhông lẫn tạp chất nhìn thấy đượcCó lẫn tạp chất nhìn thấy được
7Thời gian tiếp nhận mủTrong ngàyTrong ngàyTrong ngày
Mủ nước dùng chế biến mủ tờ RSS được nhận từ vườn cây khai thác về, nguyên liệu khi nhận tại lô đã qua hệ thống rây lọc thô, đường kính lỗ 2mm để loại bỏ các chất bẩn như lá cây, dăm cạo… Khi đưa về nhà máy phải đạt các yêu cầu kỹ thuật như sau:
Trong đó: Mủ loại 1 được sử dụng để chế biến mủ tờ RSS 1 (xí ngầu lắc)

a. Kiểm tra và xử lý mủ nước:
Mủ sau khi tiếp nhận tại nhà máy, sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu như:
  • Lượng NH3 còn lại trong mủ <=0,03%
  • Xác định hàm lượng khô DRC của từng xe mủ
b. Xử lý đánh đông
  • Sau khi kiểm tra, mủ đạt yêu cầu sẽ được xả vào hồ chứa, dùng máy khuấy trộn đều trong khoảng thời gian từ 10 -20 phút (một cột mủ cao 1 m sẽ khuấy trong thời gian 10 phút). Sau khi khuấy trộn cần có thời gian để lắng mủ từ 10-15 phút/hồ trước khi xả đánh đông.
  • Hàm lượng DRC của mủ hồ khi đánh đông được quy định từ 23 -28%, nếu cao hơn sẽ được pha loãng theo PL 01.
  • Sau khi pha loãng và khuấy đều, phải lấy mủ để xác định hàm lượng cao su khô của mủ hồ và lượng axit cần đánh đông.
  • Sử dụng axit formic để đánh đông: Pha loãng axit ở tỷ lệ 1-3%. Định mức sử dụng axit formic <=5kg/tấn mủ khô.
  • Phương pháp đánh đông mủ tờ được sử dụng bằng mulo, mủ được xả vào mulo theo hệ thống từ hồ, mương, ống có đường kính = 120 mm, lượng mủ nước xuống mulo từ 150 lít – 190 lít/mulo, lượng axit đánh đông của một mulo được tra theo PL 04.
  • Sau khi cho axit vào mulo, mủ sẽ được cho vào sau đó bằng đường ống, dùng dụng cụ khuấy trộn đều hỗn hợp trong mulo trong thời gian 1 -1,5 phút/mulo, sau đó dùng vòi xịt áp suất cao để đánh tan bọt trên bề mặt mulo và di chuyển bằng xe đẩy đến vị trí quy định.
  • Dùng thau nhôm hớt bọt trên bề mặt mủ để khối mủ được trơn láng, khi mủ đông ổn định từ 1-2 giờ sau sẽ cho nước vào trên bề mặt để bảo quản mủ.
  • Khối mủ đông sẽ được sản xuất trong thời gian đông ổn định >6 giờ và <24 giờ.
  • Khu vực đánh đông và các dụng cụ đánh đông đều được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi hoàn tất công việc.

Tạo tờ và xông sấy
a. Tạo tờ và cán bông
- Máy cưa lạng sử dụng có các chỉ tiêu số liệu như sau:
+ Từ lưỡi cưa đến trục kéo = 4,5 – 6 mm
+ Giữa 2 trục kéo = 3,5 – 4 mm
- Khi cưa lạng có độ dầy từ 8 -10 mm, bề ngang tờ mủ bằng với chiều cao khối mủ khi đánh đông trong mulo.

- Tờ mủ được di chuyển sang 2 máy cán bông, khe hở của 2 trục cán bông vừa chạm khít vào nhau. Trong khi máy cán hoạt động phải cung cấp nước liên tục trên tờ mủ, dùng để rửa tờ mủ, đồng thời làm giảm độ nóng do ma sát. Tờ mủ di chuyển từ máy cán bông số 1 sang máy cán bông số 2, bằng hệ thống mương nước có tạo áp suất đẩy. Sau khi đi qua 2 máy cán bông, bề dầy tờ mủ đạt từ 3,5 mm – 4,5 mm, thao tác trong giai đoạn này cần nhẹ nhàng và khéo léo, tránh làm đứt mủ và chai bề mặt tờ mủ đã tạo bông.
- Tờ mủ sau khi cán bông sẽ được cắt thành từng tờ, dao cắt phải bén, khoảng cách giữa dao quay và dao cố định phải vừa chạm nhau. Tờ mủ sau khi cắt có độ dài từ 1 – 1,2m.
b. Để ráo và xông sấy


- Tờ mủ sau khi cắt sẽ được phơi trên sào tre, mỗi sào từ 4 -6 tờ, không chồng các tờ mủ lên nhau. Sào tre sẽ được gác lên xe goòng, mỗi xe có từ 80 -90 sào tre, tùy theo từng loại xe goòng và kích thước các lò xông sấy.
- Xe mủ sẽ được chuyển xuống phơi ráo ở môi trường thoáng mát, không có ánh nắng chiếu vào và để từ 6 -12 giờ, sau đó chuyển vào lò xông.
- Quy trình xông sấy kéo dài trong 4 ngày liên tục:
+ Ngày thứ nhất chuyển vào buồng A xông với nhiệt độ 40 -45 độ C
+ Ngày thứ hai chuyển qua buồng B xông với nhiệt độ 45 – 50 độ C
+ Ngày thứ ba chuyển sang buồng C xông với nhiệt độ 50 – 60 độ C
+ Ngày thứ tư chuyển sang buồng D xông với nhiệt độ 60 -65 độ C
+ Ngày thứ năm chuyển ra khỏi buồng xông, kiểm tra mủ chín đều sẽ chuyển qua bộ phận làm kiện.
Có thể xông kéo dài đến ngày thứ năm nếu mủ chưa chín được đồng đều theo yêu cầu, hoặc do điều kiện thời tiết và môi trường thay đổi.
Phân loại và làm kiện
a. Phân loại xếp hạng
- Xe mủ được chuyển vào phòng làm kiện. Công nhân gỡ mủ ra khỏi sào tre, kiểm tra loại bỏ các tạp chất, dăm tre dính vào mủ. Kiểm tra cả hai mặt của tờ mủ, cắt bỏ những phần còn sống hoặc các đốm đen và phân hạng theo quy định tiêu chuẩn.
- Mỗi loại mủ sau khi phân hạng phải được cân theo từng loại riêng theo quy định, mỗi bành mủ có trọng lượng là 111,11 kg kể cả áo bao.
- Kiểm tra tình trạng cân trước khi sử dụng ở mỗi đầu ca sản xuất, mủ được cân xông phải làm kiện hết trong ngày.
b. Làm kiện


- Mủ được xếp vào khuôn theo quy trình như sau:
Ngang 3 tấm, dọc 3 tấm, 1 tấm ở giữa.
Nếp gấp tờ mủ phải sát thùng.
Thêm mủ theo chiều ngang hoặc chiều dọc để bành mủ được cân đối.
Rắc bột tal vào đáy khuôn và mặt khuôn tránh dính
- Dùng xe đẩy khuôn mủ vào máy ép, đậy nắp và chỉnh sửa cho mủ trên khuôn được ngay ngắn.
- Ép lần thứ nhất giảm ½ chiều cao khối mủ rồi xả ra. Điều chỉnh lại vị trí khối mủ rồi ép lần hai đến mức quy định rồi gài móc khuôn ép lại.
- Giữ mủ trong khuôn ép tối thiểu là 6 giờ để cố định bành mủ.
- Sau khi lấy bành mủ ra khỏi khuôn sẽ tiến hành bọc áo cho bành mủ.
- Lớp áo gồm 12 tờ: 4 tờ ngắn, 8 tờ dài, các tờ mủ sẽ được trải đều xung quanh bành mủ và được xăm cho dính vào khối mủ đã ép, sao cho bành mủ trở nên cân đối và vuông vức.
- Sơn bên ngoài bành mủ một lớp sơn trắng bảo quản, sử dụng bình quân 6 kg/tấn mủ khô. Loại sơn bảo quản này được chế biến theo yêu cầu chống thấm và bảo vệ lớp áo ngoài của bành mủ trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
- Vẽ ký hiệu nhận dạng lên từng bành mủ theo quy định loại 1, 2, 3…
- Chuyển bành mủ lên mê gỗ có lót lớp tol ngăn cách bằng loại xe đẩy chuyên dụng, một mê tol chứa được 4 bành mủ và được di chuyển vào nơi quy định cho từng chủng loại. Mỗi chồng đặt không quá 5 mê tol.
Quý khách hàng có nhu cầu mua số lượng nhỏ về sản xuất hoặc số lượng lớn để xuất khẩu đừng ngần ngại hãy gọi 098 2288 295 gặp Mr Quang