Cắt cao su tự nhiên thành những miếng nhỏ phù hợp với máy
Đưa cao su vào máy “luyện” chế biến thô
Dùng phương pháp tương tự chế biến cao su tổng hợp. Tỉ lệ cao su tổng hợp trong mút là 10%.
“Luyện” hỗn hợp cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và phụ gia (dưới dạng bột) theo công thức có sẵn. Cao su sau khi được chế biến có sự thay đổi về màu sắc.
Sau khi chế biến, là quá trình bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm nhất định. Độ ẩm và nhiệt độ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến các khâu chế biến sau. Topsheet và sponge có cũng nguyên liệu , nhưng được sử lý bằng các phương pháp khác nhau. Cao su sau khi được luyên them màu để sản xuất topsheet hoặc tạo bọt để làm sponge.
Đầu tiên nói đến topsheet. Cao su được thêm các chất súc tác, lưu huỳnh hóa, và “luyện” một lần nữa
Ép cao su đã nhuộm màu thành từng miếng mỏng
Cao su được đưa vào máy làm nóng và lưu huỳnh hóa và ép khuôn. Quá trình lưu huỳnh hóa là quá trình thông qua tác dụng của nhiệt là các phân tử cao su thay đổi thù hình, làm tăng độ dai của cao su.
Topsheet thành phẩm và khuôn topsheet.
Dưới đây là quá trình sản xuất sponge
Hỗn hợp cao su được thêm chất tạo bọt, chất đóng rắn và đưa vào quá trình lưu huỳnh hóa.
Sau các quá trình này, hỗn hợp cao su nở ra gấp đôi
Sau khi được làm nguội, hỗn hợp cao su thu nhỏ lại còn khoảng trung bình cộng của cao su trước khi sử lý và sau khi mới ra lò
Quá trình làm nguội bằng cách tỏa nhiệt tự nhiên cũng cần rất nhiều thời gian
Thông thường sau khi kết thúc mọi quá trình, một tấm sponge có độ dày 12mm. Độ dày này có thể cắt thành 4 tấm sponge có đọ dày 2.0mm. Phần còn lại phải vứt bỏ hoặc làm vợt dán sẵn