NatuRal rubber prime, off, Sythentic Rubber prime, off... chemicals rubber, Unvulcanized rubber, Scrap rubber, Machine rubber, Processing Rubber... whasapp, zalo, phone number: +84982288295 Mr Quang - Email: vinhquangdoan@gmail.com Speak English +84988518535 Ms Thao - facebook: thienphat68@gmail.com - (Cty thiên thiên phát)
Tìm kiếm bài viết trong Blog này
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
SBR 1502
cao su tổng hợp 1502 kumho hàng mới về 1cont 16.8 tấn gồm 16 kiện, 1 kiện 1050 kgs. Lh đặt hàng 098 2288 295 Quang.
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
Bán than đen, chất độn bổ cường, bột màu đen N 550
Công ty chúng tôi chuyên cung ứng bột than đen N550 dùng trong ngành cao su, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: 098 2288 295 Quang.
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
CẦN BÁN THANH LÝ LÔ HÀNG CAO SU NHÂN TẠO BR 1208
Kẹt vốn cần bán thanh lý giá rẻ lô hàng cao su tổng hợp nhân tạo Butadien rubber BR 1208 của nhà máy LG hàn quốc, hàng mới 100%, Lh: 098 2288 295.
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
thanh lý lô cao su nhân tạo CKH KNB 35L kumho korea
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
cao su định chuẩn kỷ thuật
|
||
.
YÊU CẦU KỸ THUẬT
|
|
. ĐÓNG GÓI, DÁN NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ
LƯU KHO:
|
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
công ty sản xuất cao su kỷ thuật thiên thiên phát
- Đến nay ngoài Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ALC II) đổ bể, lại có Công ty Tài chính cao su (thuộc Tập đoàn Cao su VN) bị đề nghị giải thể, để lại khoản lỗ trên 1.770 tỉ đồng.
- Đáng chú ý, Tập đoàn Cao su VN vừa có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép sáp nhập công ty tài chính vào tập đoàn và dùng vốn của tập đoàn để “giải quyết”.
- Thua lỗ, nợ xấu
- Cụ thể, văn bản của Tập đoàn Cao su nêu Công ty Tài chính cao su tính tới thời điểm gần nhất có vốn điều lệ là 1.088 tỉ đồng, tổng tài sản 1.630 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay tổng lỗ của Công ty Tài chính cao su đã lên tới 1.775 tỉ đồng - vượt quá tổng tài sản.Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về một số sai phạm của Tập đoàn Cao su, trong đó có hiện tượng lập “công ty sân sau” (Tuổi Trẻ ngày 6-11). Trong văn bản của chính tập đoàn này vừa gửi Thủ tướng còn nêu một vụ việc cụ thể khác, đó là thua lỗ của Công ty Tài chính cao su trực thuộc.
- “Thành tích” và năng lực kinh doanh của Công ty Tài chính cao su đáng ngạc nhiên đến mức công ty này đem tiền đi cho vay trên 1.900 tỉ đồng thì đến nay, với nhiều lý do, nợ xấu lên tới 1.625 tỉ đồng (chiếm tới 83%), có khả năng mất vốn.
- Các lý do được đưa ra cho các khoản lỗ, theo Tập đoàn Cao su, vì công ty tài chính ngoài việc cho các công ty thành viên tập đoàn vay, đã cho vay hầu hết vào bất động sản, chứng khoán... Đặc biệt, công ty này còn gửi tiền vào ALC II.
- Theo các chuyên gia kinh tế, dù Công ty Tài chính cao su có những khuyết điểm trên, Tập đoàn Cao su không thể không có trách nhiệm, nhưng trong văn bản gửi Thủ tướng, tập đoàn này giải thích đơn giản về trách nhiệm của mình: những yếu tố quản trị nội bộ công ty, lĩnh vực tài chính ngân hàng tập đoàn không có kinh nghiệm nên khi công ty tài chính mở rộng quy mô đã không theo kịp diễn biến và chưa có kiểm tra, giám sát kịp thời.
- “Ngoài ra, là công ty còn non trẻ nhưng chưa có được sự hỗ trợ, cảnh báo kịp thời của các cơ quan chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra với công ty”- báo cáo của Tập đoàn Cao su viết.
- Với tất cả thực tế và tồn tại trên, Tập đoàn Cao su đề nghị Thủ tướng cho giải thể công ty tài chính, sáp nhập nguyên trạng vào công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ trích lập dự phòng và nhận lỗ 686 tỉ... Là một tập đoàn nhà nước lớn nên Tập đoàn Cao su tự tin nêu “có lợi nhuận để bù đắp khi tiếp nhận khoản lỗ này”.
- Lấy vốn nhà nước xử lý
- Ông Bùi Văn Dũng, trưởng Ban nghiên cứu cải cách phát triển doanh nghiệp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, bình luận Tập đoàn Cao su đã đẩy trách nhiệm lên cho Thủ tướng giải quyết.
- Có thể nói nếu cho sáp nhập thì lỗ của Công ty Tài chính cao su sẽ được lấy vốn của Tập đoàn Cao su, thực chất là vốn nhà nước, để xử lý.
- Ông Dũng cũng băn khoăn cần xem kỹ giữa việc cho phá sản công ty tài chính và việc sáp nhập. Bởi Công ty Tài chính cao su là mô hình công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trên vốn góp của mình (1.088 tỉ đồng).
- Tổng tài sản của doanh nghiệp cũng vẫn còn trên 1.630 tỉ đồng, ngoài ra những khoản nợ xấu khó đòi đều có tài sản đảm bảo thì có thể tính toán cho phá sản.
- Nếu Tập đoàn Cao su nhận sáp nhập công ty tài chính và gánh nợ thì có ưu điểm là các chủ nợ sẽ được tập đoàn trả nợ và Tập đoàn Cao su trong văn bản gửi Thủ tướng cũng khẳng định “có thể đảm bảo điều này”. Tuy nhiên, ông Dũng cũng đặt câu hỏi có ai được lợi khi đối tượng Công ty Tài chính cao su cần phải trả nợ phần lớn lại chính là... Tập đoàn Cao su và các công ty thành viên (chiếm tới 1.400 tỉ đồng trong tổng số nợ trên 1.900 tỉ đồng)?
- TS Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, cũng nêu: việc Tập đoàn Cao su muốn sáp nhập và trả nợ thay công ty con, trong khi đối tượng cần phải trả nợ chủ yếu lại là tập đoàn và công ty con của mình, ông Thế Anh đặt câu hỏi và cho rằng chưa thể khẳng định, nhưng điều này dễ dẫn tới phỏng đoán về lợi ích nhóm.
- Ngoài ra, ông Phạm Thế Anh cho rằng việc Tập đoàn Cao su sáp nhập công ty con vào mình, về bản chất là lấy tiền nhà nước trong tập đoàn để đi xử lý khoản nợ do làm ăn bết bát của công ty con.
- Nêu quan điểm, ông Phạm Thế Anh cho rằng chỉ nên cho sáp nhập vào công ty mẹ nếu Công ty Tài chính cao su thuộc ngành nghề cốt lõi của công ty mẹ, có thế mạnh. Còn nếu không, nên tính toán để giải thể...
- Ông Bùi Văn Dũng cho rằng việc công ty tài chính làm ăn thua lỗ đến như thế thì Tập đoàn Cao su có trách nhiệm liên đới. Cần làm rõ trách nhiệm ban lãnh đạo.
- Tuổi trẻ
giá cao su
Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định Công ty cổ phần Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC) là công ty “sân sau” của nhiều lãnh đạo tập đoàn.
Kết thúc thanh tra tại Tập đoàn Cao su VN (VRG), Thanh tra Chính phủ đã kết luận như trên.
Đây là công ty do một số cá nhân là lãnh đạo VRG góp vốn để sáng lập, quản lý điều hành hoạt động của công ty như nguyên chủ tịch HĐQT VRG kiêm chủ tịch HĐQT DSEC.
Kể từ khi thành lập vào năm 2007, công ty này kinh doanh không hiệu quả, liên tục thua lỗ, nhiều khoản vay sử dụng sai mục đích, nợ phải trả lên đến trên 253 tỉ đồng.
Hiện công ty phải bán nhà máy trả nợ cho VRG và đang làm thủ tục phá sản. TTCP đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục điều tra làm rõ các sai phạm.
Tại Công ty tài chính TNHH một thành viên Cao su VN (RFC), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc, khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam chín bị can để điều tra làm rõ những hành vi sai phạm về công tác huy động và cho vay vốn.
Tuy nhiên, TTCP tiếp tục phát hiện nhiều sai phạm như RFC không được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh mua bán kỳ hạn chứng khoán nhưng vẫn có 43 hợp đồng trị giá gần 24 tỉ đồng thực hiện trước khi HĐQT của RFC cho phép.
Tính đến hết năm 2013, RFC có tổng dư nợ lên đến hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó hơn 1.900 tỉ có khả năng mất vốn, hơn 246 tỉ có nghi ngờ mất vốn. TTCP đề nghị Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra đối với các sai phạm tại RFC.
Quá trình thanh tra cũng xác định việc đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ và du lịch cao su (Rutratoco) chủ yếu để đầu tư khách sạn tại Móng Cái (Quảng Ninh) có nhiều vi phạm.
Từ năm 2006-2011, hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả, liên tục lỗ với số tiền hàng trăm triệu đồng. Điều này khiến tổng giám đốc VRG phải bảo lãnh cho Rutratoco vay vốn các ngân hàng, bản thân VRG phải trả thay một khoản lãi vay lên đến hơn 78 tỉ đồng.
Đáng chú ý là Công ty cổ phần cao su Phú Riềng - Kratie (PRK) có tới 85% diện tích cao su trồng bị chết hoặc không đảm bảo chỉ số phát triển. PRK còn sử dụng vốn đầu tư sai mục đích như việc đầu tư vào một số dự án khác khi chưa được phép đầu tư tại Campuchia.
Cụ thể là tạm ứng 600.000 USD cho Công ty phát triển Đông Bắc để hợp tác kinh doanh dịch vụ xin tô nhượng đất tại Campuchia sai chức năng kinh doanh, đầu tư gần 1,9 triệu USD vào dự án trồng cao su và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su chưa được phép...
Thiệt hại của PRK được xác định khả năng lên tới trên 600 tỉ đồng.
TTCP còn xác định công ty mẹ VRG đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ gần 2.600 tỉ đồng. Đầu tư ngoài ngành của VRG chủ yếu là thủy điện, ximăng, thép, chứng khoán... nhưng hầu hết đều thua lỗ.
Tại kết luận, TTCP kiến nghị xử lý về kinh tế trên 8.366 tỉ đồng, kiến nghị kiểm điểm hàng loạt tập thể, cá nhân thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và VRG.
Báo Tuổi trẻ
công ty tnhh cao su thiên thiên phát
-Ngày 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trương Tấn Thiệu đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, số tiền 270 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Trí Dũng, do ông Nguyễn Văn Mừng làm Giám đốc, địa chỉ xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, Bình Phước.
Chế biến mủ cao su gây ô nhiễm -Ảnh minh họa
Trước đó, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND xã Lộc An, Công an xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tiến hành kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nhà máy chế biến mủ cao su Lộc Ninh thuộc Công ty TNHH MTV Trí Dũng.
Qua quá trình kiểm tra, Đoàn phát hiện Công ty TNHH MTV Trí Dũng đã có hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, do đó Đoàn đã lập biên bản thu mẫu nước thải gửi cơ quan chức năng giám định, đồng thời tiến hành điều tra, xác minh làm rõ. Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được UBND tỉnh Bình Phước ra quyết định số 2866/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 phê duyệt báo cáo đành giá tác động môi trường, công suất thiết kế 6.000 tấn thành phẩm/năm, lượng nước thải ra môi trường từ 50m3/ngày đến 500m3/ngày.
Căn cứ tài liệu thu thập có trong hồ sơ, Công an tỉnh Bình Phước xác định: Công ty TNHH MTV Trí Dũng, do ông Nguyễn Văn Mừng làm Giám đốc có hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Công ty đưa công trình vào sử dụng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định; Công ty xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đêm đến 500m3/ngày đêm, trong đó chỉ số BOD5 vượt trên 10 lần so với quy chuẩn cho phép. Công ty không đăng ký nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định. Các hành vi trên của Công ty đã vi phạm vào Khoản 3, Điều 8; Điểm b, Khoản 4, Điều 8; Điểm c, Khoản 4, Điều 10; Điểm a, Khoản 2, Điều 17 của Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước buộc ông Nguyễn Văn Mừng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trí Dũng pải thực hiện đúng nôi dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiến hành xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra môi trường và thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)